Con trẻ bị bệnh là điều không bậc phụ huynh nào muốn. Nhưng nếu không may trẻ bị ốm, hẳn ông bố bà mẹ nào cũng muốn tìm đến những vị bác sĩ giỏi và mát tay nhất. Nếu đang sinh sống tại Hà Nội, các ba mẹ có thể sẽ muốn tìm hiểu về danh sách các bác sĩ nhi trung ương giỏi dưới đây.
Con trẻ bị bệnh là điều không bậc phụ huynh nào muốn. Nhưng nếu không may trẻ bị ốm, hẳn ông bố bà mẹ nào cũng muốn tìm đến những vị bác sĩ giỏi và mát tay nhất. Nếu đang sinh sống tại Hà Nội, các ba mẹ có thể sẽ muốn tìm hiểu về danh sách các bác sĩ nhi trung ương giỏi dưới đây.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng tại Phòng khám Bác sĩ Gia đình Med247
Bác sĩ Dũng chia sẻ có một tình cảm đặc biệt với trẻ nhỏ và phụ nữ. Nên đến nay bác đã gắn bó với nghề được hơn 40 năm với vốn kinh nghiệm dày dặn và chuyên môn vững vàng trong khám cùng điều trị các triệu chứng, bệnh lý của trẻ nhỏ như: Bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa, viêm phổi, viêm họng, sốt co giật, da liễu nhi… Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng cũng là một trong những người nỗ lực chống lại tình trạng lạm dụng kháng sinh ở trẻ nhỏ, hạn chế xét nghiệm tràn lan khi không cần thiết, luôn ưu tiên các phương pháp chữa bệnh lành tính cho trẻ em nên được rất nhiều phụ huynh tin tưởng.
Quan điểm khi khám bệnh của Bác sĩ Dũng “không vẽ bệnh”:
Với 25 năm kinh nghiệm trong ngành, bác sĩ Tú được đánh giá cao trong khám và điều trị các bệnh lý của trẻ em như: bệnh tiêu hóa, bệnh tim mạch, điều trị u máu, bệnh hô hấp, tiết niệu, thần kinh và cả dinh dưỡng trẻ em. Với chuyên môn giỏi và khả năng nắm bắt tâm lý trẻ em tốt nên bác sĩ Tú đã giúp cải thiện sức khỏe cho hàng chục nghìn trẻ nhỏ.
Bác sĩ Trực có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi. Bác đã có nhiều năm công tác và giữ vị trí trưởng khoa huyết học- xét nghiệm tại bệnh viện nhi trung ương. Hiện nay bác sĩ đang công tác tại Trung tâm Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Bác sĩ là một trong những bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực nội nhi: bao gồm các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, thần kinh và các vấn đề khác.
Bác sĩ Dương Bá Trực là một người luôn tận tâm với nghề, hết lòng yêu trẻ. Khi khám bác hạn chế nhất việc sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ. Luôn nhẹ nhàng và hướng dẫn chi tiết khi khám cho các bé.
Bác sĩ Trương Văn Quý tại Phòng khám Bác sĩ Gia đình Med247
Bác sĩ Chuyên khoa II Trương Văn Quý đã có gần 15 năm kinh nghiệm trong ngành chuyên khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa. Bác Quý từng thăm khám và chữa trị cho hơn 10.000 bệnh nhân Nhi trên khắp cả nước. Bác sĩ được rất nhiều bà mẹ tin tưởng, yêu mến không chỉ bởi chuyên môn giỏi mà còn bởi thái độ nhẹ nhàng, tận tình, chu đáo, luôn sẵn sàng giúp đỡ và giải đáp thắc mắc trong quá trình điều trị. Hiện tại, Bác sĩ Quý đang đảm nhận vai trò là bác sĩ Chuyên khoa Nhi tại Hệ thống phòng khám Bác sĩ Gia đình Med247. Ngoài ra, Bác Quý cũng nhận thăm khám online qua AppMed247 để đảm bảo thăm khám và điều trị cho trẻ ở các nơi xa thủ đô.
Bác sĩ nội trú Đỗ Thị Đài Trang hiện đang làm việc tại Bệnh viện nhi Trung Ương – tuyến đầu điều trị bệnh lý nhi hiện nay. Bác sĩ đảm nhận vị trí Phó khoa truyền nhiễm tại Viện Nhi Trung ương và hiện Bác sĩ Trang đang công tác tại hệ thống phòng khám Med247.
Ths. BSNT Đỗ Thị Đài Trang – Bác sĩ Nhi khoa tại Med247
Thêm vào đó, bác sĩ Trang còn đảm nhận vai trò Giảng viên bộ môn Nhi tại Trường Đại Học Y Hà Nội. Nhờ lối khám nhẹ nhàng, tỉ mỉ và rất mát tay, bác Trang là một trong số những bác sĩ Nhi khoa được các bậc phụ huynh hết sức yêu mến tại Med247.
Bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức tại Phòng khám Bác sĩ Gia đình Med247
Không chỉ giỏi về chuyên môn, bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức đã có gần 10 năm kinh nghiệm điều trị chuyên khoa Nhi. Bác chuyên khám, tư vấn, điều trị các bệnh lý Nhi khoa như: nhóm các bệnh nhiễm khuẩn (ho, cảm lạnh/cảm cúm, sốt, sốt xuất huyết, viêm đường hô hấp, tay chân miệng, thủy đậu, sởi, quai bị, đau bụng…); nhóm các bệnh không lây nhiễm (viêm tai giữa, dị ứng…), bệnh về đường tiêu hóa (Nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy). Ngoài ra, Bác sĩ Đức cũng chịu trách nhiệm về thăm khám các bệnh lý về dinh dưỡng, tiêm chủng ở trẻ nhỏ (còi xương, béo phì, tư vấn dinh dưỡng, tư vấn tiêm chủng).
Bác sĩ Nguyễn Minh Quyết tại Phòng khám Bác sĩ Gia đình Med247
Bác sĩ nội trú Nguyễn Minh Quyết đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tâm thần, chuyên sâu về điều trị các rối loạn phát triển ở trẻ em. Đảm nhận chữa trị các bệnh tâm lý ở trẻ em và vị thành niên (chậm nói, tự kỷ, tăng động giảm chú ý, trầm cảm,…). Không chỉ vậy, bác sĩ Quyết còn chữa trị các bệnh rối loạn liên quan đến cảm xúc, giấc ngủ, loạn thần, tâm thần và liên quan đến sử dụng các chất gây nghiện.
Một buổi can thiệp cho em bé rối loạn phổ tự kỷ của Bác sĩ Quyết:
CÁC CHỨC DANH (BÁC SĨ, BÁC SĨ CHUYÊN KHOA & CÁC CHUYÊN GIA NGÀNH Y TẾ TƯƠNG CẬN) BẰNG TIẾNG ANH
(DIFFERENT TYPES OF DOCTORS, MEDICAL SPECIALISTS, ALLIED HEALTH PROFESSIONALS IN ENGLISH)
Vui lòng dẫn nguồn khi trích lại bài từ blog này!
3. Các chuyên gia ngành y tế tương cận
Acupuncture practitioner: bác sĩ châm cứu. đn. Acupuncturist /ˈækjupʌŋktʃərɪst/
Analyst /ˈæn.ə.lɪst/ (Mỹ): bác sĩ chuyên khoa tâm thần. đn. Shrink
Attending doctor: bác sĩ theo dõi điều trị kiêm giảng dạy
Clinician /klɪˈnɪʃ(ə)n/: bác sĩ lâm sàng
Consulting /kənˈsʌltɪŋ/doctor: bác sĩ hội chẩn; bác sĩ tham vấn. đn. Consultant
Consultant /kənˈsʌltənt/ in cardiology: bác sĩ tham vấn/hội chẩn về tim. đn. consultant cardiologist
Dietician/dietitian /dʌɪəˈtɪʃ(ə)n/: bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng
Duty doctor: bác sĩ trực. đn. doctor on duty
Emergency doctor: bác sĩ cấp cứu
ENT doctor: bác sĩ tai mũi họng
Herb doctor: thầy thuốc đông y, lương y. đn. Herbalist /ˈhɜːbəlɪst/
Internist /ˈɪn.tɜː.nɪst/: bác sĩ khoa nội. đn. Physician
Medical examiner: bác sĩ pháp y
Military/army doctor: bác sĩ quân y
Practitioner /prækˈtɪʃ(ə)nə(r)/: người hành nghề y tế
Medical practitioner: bác sĩ (Anh)
General practitioner: bác sĩ đa khoa
Specialist doctor: bác sĩ chuyên khoa
Specialist /ˈspeʃəlɪst/: bác sĩ chuyên khoa
Specialist in plastic surgery: bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình
Specialist in heart: bác sĩ chuyên khoa tim. đn. cardiac/heart specialist
Eye/heart/cancer specialist: bác sĩ chuyên khoa mắt/chuyên khoa tim/chuyên khoa ung thư
Fertility specialist: bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn và vô sinh. đn. reproductive endocrinologist /ˌɛndəʊkrɪˈnɒlədʒist/
Infectious disease specialist: bác sĩ chuyên khoa lây
Nuclear medicine specialist: bác sĩ chuyên khoa y học hạt nhân
Prevention medicine specialist: bác sĩ y học dự phòng
Oral maxillofacial /ˌmæk.sɪ.ləʊˈfeɪ.ʃəl/ surgeon: bác sĩ ngoại răng hàm mặt
Neurosurgeon /ˈnjʊərəʊsɜːdʒən/: bác sĩ ngoại thần kinh
Plastic Surgeon /ˌplæs.tɪk ˈsɜː.dʒən/: bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình/thẩm mỹ đn. cosmetic surgeon
Quack /kwæk/: thầy lang, lang băm, lang vườn. đn. Charlatan
Thoracic /θɔːˈræsɪk/ surgeon: bác sĩ ngoại lồng ngực
Vet /vet/veterinarian: bác sĩ thú y
Lưu ý: – Tính từ (medical, herbal…)/danh từ (eye/heart…) + doctor/specialist/surgeon/practitioner.
A specialist/consultant in + danh từ (cardiology/heart…).
An(a)esthetist /əˈniːs.θə.tɪst/ an(a)esthesiologist : /ˌænəsˌθiziˈɑlədʒɪst/: bác sĩ gây mê
Allergist /ˈalədʒɪst/: bác sĩ chuyên khoa dị ứng
Andrologist /anˈdrɒlədʒist/: bác sĩ nam khoa
Cardiologist/kɑː(r)diəʊlədʒɪst/: bác sĩ tim mạch
Chiropodist /kɪˈrɒpədɪst/: bác sĩ điều trị bàn chân đn. podiatrist/pou´daiətrist/
Chiropractor /ˈkaɪrəʊˌpræktə(r)/: bác sĩ nắn bóp cột sống
Dermatologist /ˌdɜ:(r)məˈtɒlədʒɪst/: bác sĩ da liễu
Endocrinologist /ˌɛndəʊkrɪˈnɒlədʒist/: bác sĩ nội tiết. đn. Hormone doctor
Epidemiologist/ˌɛpɪdiːmɪˈɒlədʒɪst/: nhà dịch tễ học/bác sĩ dịch tễ học
Gastroenterologist /ˌɡastrəʊɛntəˈrɒlədʒist/: bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
Geneticist /dʒəˈnetɪsɪst/: bác sĩ chuyên khoa di truyền
Geriatrician /ˌdʒeriəˈtrɪʃn/: bác sĩ chuyên khoa lão học
Gyn(a)ecologist /ˌɡaɪnəˈkɑlədʒɪst/: bác sĩ phụ khoa
H(a)ematologist /ˌhiːməˈtɒlədʒɪst/: bác sĩ huyết học
Hepatologist /ˌhɛpəˈtɒlədʒɪst/: bác sĩ chuyên khoa gan
Immunologist /ˌɪmju’nɑlədʒɪst/: bác sĩ chuyên khoa miễn dịch
Neonatologist /ˌniːəʊnəˈtɒlədʒist/: bác sĩ nhi sơ sinh
Nephrologist /nɪˈfrɒl.ə.dʒɪst/: bác sĩ chuyên khoa thận
Neurologist /njʊˈrɒlədʒɪst/: bác sĩ chuyên khoa thần kinh
Obstetrician /ˌɒbstəˈtrɪʃ(ə)n/: bác sĩ sản khoa
Oncologist /ɒŋˈkɒlədʒɪst/: bác sĩ chuyên khoa ung thư đn. Cancer doctor
Ophthalmologist /ɔfθæl´mɔlədʒist /: bác sĩ mắt. đn. Oculist
Optometrist /ɒpˈtɒmətrɪst/: bác sĩ mắt
Orthopedist /ˌɔː(r)θəˈpiːdɪst/: bác sĩ ngoại chỉnh hình
Osteopath/ˈostiouˌpæθ/: bác sĩ chuyên về nắn xương
Otorhinolaryngologist/ˌəʊtə(ʊ)ˌrʌɪnəʊˌlarɪŋˈɡɒlədʒɪst/: bác sĩ tai mũi họng. đn. ENT doctor/specialist
Paeditrician /ˌpidiəˈtrɪʃən or ˌpɛdiəˈtrɪʃən /: bác sĩ nhi khoa
Pathologist /pəˈθɒlədʒɪst/: bác sĩ bệnh lý học, bác sĩ giải phẫu bệnh
Physiatrist /fɪˈzaɪ.ətrist/: bác sĩ vật lý liệu pháp
Podiatrist/pou´daiətrist/: bác sĩ điều trị bàn chân. Đn. Chiropodist /kɪˈrɒpədɪst/
Proctologist/ˌprɔ’ktɑləɡɪst/: bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng
Psychiatrist/saɪˈkaɪətrɪst/: bác sĩ chuyên khoa tâm thần
Pulmonologist/ˌpʌlməˈnɒlədʒɪst//ˌpʊlməˈnɒlədʒɪst/: bác sĩ chuyên khoa phổi
Radiologist/reɪdɪˈɒlədʒɪst/: bác sĩ X-quang đn. X-ray doctor
Rheumatologist /ˌruːməˈtɒlədʒist/: bác sĩ chuyên khoa bệnh thấp khớp
Traumatologist/ˌtrɔːməˈtɒlədʒist/: bác sĩ chuyên khoa chấn thương
Lưu ý: – Tên của bác sĩ chuyên khoa thường tận cùng bằng hậu tố sau:
-logy > -logist. Ví dụ, cardiology > cardiologist
-ics > -ician. Ví dụ, obstetrics > obstetrician
-iatry > -iatrist. Ví dụ, psychiatry > psychiatrist
3. CÁC CHUYÊN GIA NGÀNH Y TẾ TƯƠNG CẬN
Chiropodist /kɪˈrɒpədɪst/: chuyên gia điều trị bàn chân đn. podiatrist/pou´daiətrist/
Chiropractor /ˈkaɪrəʊˌpræktə(r)/: chuyên gia nắn bóp cột sống
Occupational therapist/ˈθerəpɪst/: chuyên gia liệu pháp lao động
Optician /ɔp´tiʃən /: người làm kiếng đeo mắt cho khách hàng
Optometrist /ɒpˈtɒmətrɪst/ : người đo thị lực và lựa chọn kính cho khách hàng
Orthotist /ɔːˈθɒtɪst/: chuyên viên chỉnh hình
Orthodontist/ˌɔː(r)θəʊˈdɒntɪst/: chuyên viên chỉnh hình răng (mặt)
Osteopath/ˈostiouˌpæθ/: chuyên viên nắn xương
Physiotherapist /ˌfɪziəʊˈθerəpɪst/: chuyên gia vật lý trị liệu
Prosthetist /ˈprɒsθɪtɪst/: chuyên viên phục hình
Technician /tɛkˈnɪʃn/: kỹ thuật viên
Ambulance technician: nhân viên cứu thương
Laboratory /ləˈbɒrətri/ technician: kỹ thuật viên phòng xét nghiệm
X-ray technician: kỹ thuật viên X-quang
CẤU TRÚC DÙNG ĐỂ GIỚI THIỆU NGHỀ NGHIỆP & CHUYÊN KHOA
– I am a(n)+ (từ ngữ chỉ bác sĩ chuyên khoa) an(a)esthesiologist, neurologist
– I am a specialist in + (từ ngữ chỉ chuyên khoa) an(a)esthesiology, neurology, maxillofacial surgery.
– I specialize in + (từ ngữ chỉ chuyên khoa) an(a)esthesiology, neurology
1. Oxford Collocation Dictionary . 2002. OUP.
2. Longman language Activator. 1993. Longman.
3. Từ Điển Anh Việt theo Chủ Điểm. 1993. Tác giả: Chu Xuân Nguyên & Đoàn Minh. NXB KHXH Hà Nội.
1. Ann Ehrlich & Carol L. Schroeder. 2013. Medical Terminology for Health Professions. Seventh Edition.
2. Dinh Van Nguyen. 2016. Commmunication in English for Vietnamese Health Professionals. VietMD Publishing.
3. Eric H. Glendinning & Ron Howard. 2007. Professional English in Use. CUP.
4. J Patrick Fisher & Nancy P. Hutzell. 1999. Thuật Ngữ Y Học Căn Bản (người dịch: BS Đặng Tuấn Anh). NXB Y Học.https://nguyenphuocvinhco.com/so-tay-nguoi-hoc-tieng-anh-y-khoa/
Categorised in: từ vựng y học, thuật ngữ chuyên ngành, Y học
Bác sĩ Wynn Tran đang làm việc tại Mỹ. Anh được đào tạo chuyên nghiệp tại Mỹ (từ bậc ĐH, trường Y, nội trú chuyên khoa) và là người sáng lập, điều hành tổ chức Y khoa phi lợi nhuận VietMD.net, chuyên giúp các bác sĩ Việt Nam vào bác sĩ nội trú (BSNT) ở Hoa Kỳ.
BS Wynn Tran giới thiệu với độc giả Dân trí những điểm thú vị trong mô hình đào tạo bác sĩ nội trú tại Mỹ.
Việt Nam có 10 trường Y được nộp đơn vào BSNT Mỹ
Bác sĩ nội trú là bước cuối cùng trong quy trình đào tạo bác sĩ tại Mỹ. Tại Mỹ, ngành Y là ngành học lâu nhất và tốn tiền nhất. Thời gian trung bình để thành bác sĩ (BS) tại Mỹ là 12 năm (4 năm ĐH + 4 năm trường Y + 3-8 năm làm nội trú và chuyên khoa sâu).
Các SV tốt nghiệp từ trường Y trong nước Mỹ, các SV và BS tốt nghiệp trên khắp thế giới đều có quyền nộp đơn xin làm nội trú tại Mỹ nếu đủ điều kiện.
Từ năm 1956, tổ chức phi lợi nhuận ECFMG (Educational Commission on Foreign Medical Graduate) được thành lập nhằm quản lý và hướng dẫn các BS/SV tốt nghiệp từ nước ngoài xin vào nội trú Mỹ.
Các BS nước ngoài sau khi thi các kỳ thi USMLE giống như SV trong nước sẽ được cấp giấy chứng nhận tương đương và được xem là đủ điều kiện nộp đơn nội trú. Thực tế, để các BS nước ngoài muốn vào được nội trú Mỹ, họ phải đạt điểm rất cao (thường là cao hơn 99%) trong lần thi đầu tiên và phải tốt nghiệp từ một trong những trường y được ECFMC công nhận.
Danh sách 10 trường Y ở Việt Nam có thể xin vào nội trú Mỹ (được nêu tên chính thức trong trang FAIMER).
Tuy có trên 20 trường ngành Y nhưng chỉ có 10 trường của Việt Nam là được nêu tên chính thức trong trang FAIMER (Foundation for Advancement of International Medical Education and Research - Cơ quan Cải tiến Nghiên cứu giáo dục y khoa quốc tế) của ECFMG, là một tổ chức thành viên của hội đồng Y khoa Hoa Kỳ. Tốt nghiệp từ các trường trong danh sách FAIMER là điều kiện cơ bản để được nộp đơn vào nội trú Hoa Kỳ.
Vì vậy, BS tốt nghiệp từ các trường ngoài FAIMER sẽ không bao giờ được phép xin vào nội trú tại Mỹ. Rất nhiều nước trên thế giới dùng FAIMER như một công cụ cơ bản để kiểm tra tính chính danh của trường Y.
Hiện nay, có đến 1/4 bác sĩ Mỹ là học Y khoa ở nước ngoài. Sau khi hoàn thành nội trú thì chất lượng các BS có thể xem là tương đương nhau và được trả lương như nhau, không phân biệt là BS tốt nghiệp tại Mỹ hay nước ngoài. Bằng chính sách mở cửa này, nước Mỹ đã thu hút được rất nhiều BS giỏi nhất của thế giới vào chương trình nội trú của mình.
Sẽ thế nào khi BSNT Mỹ bị bệnh nhân kiện?
BSNT tại Mỹ được đào tạo theo hình thức bậc thang. Đa số các chương trình BSNT được công nhận ở Mỹ được kiểm soát bởi ACGME (Accreditation Council on Graduate Medical Education), một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận theo dõi khoảng 9,600 chương trình nội trú, trên 130 chuyên khoa, với tổng cộng 120,000 BSNT.
Chương trình nội trú bên Mỹ kéo dài từ 3 đến 7 năm tùy theo chuyên ngành. Các chuyên ngành nội trú đa khoa gồm có nội tổng quát, cấp cứu, y khoa gia đình, và nhi khoa kéo dài 3 năm. Các chuyên khoa khác như chuẩn đoán hình ảnh (1 năm thực tập + 4 năm nội trú), nội thần kinh (1 năm thực tập + 3 năm nội trú), cho đến ngoại thần kinh (1 năm thực tập + 6 năm nội trú).
BSNT tại Mỹ được đào tạo theo hình thức bậc thang, càng lên cao, BSNT càng độc lập và nhiều trách nhiệm trong việc giảng dạy và chăm sóc bệnh nhân. Từ năm đầu tiên (PGY1, Postgraduate Year 1) đến năm cuối (PGY 3 với nội khoa, nhi khoa, cấp cứu, hoặc PGY5 với ngoại khoa), các BSNT sẽ trải qua nhiều bước và được xét duyệt hằng năm để được đưa lên năm sau.
Bác sĩ Wynn Tran (thứ 2 từ trái sang) và đồng nghiệp làm nội trú tại Bassett Medical Center - Bệnh viện giảng dạy của ĐH Y khoa Columbia University College of Surgeons and Physicians, New York, Mỹ.
Ở mỗi năm nội trú, các BSNT được đánh giá qua từng bước trưởng thành gọi là milestone do ACGME quy định, gồm 6 kỹ năng: Chăm sóc bệnh nhân, kiến thức y khoa, cải thiện cách chăm sóc bệnh nhân, kỹ năng mềm, tính chuyên nghiệp và làm việc theo hệ thống.
Nếu BSNT không đủ điều kiện thăng cấp, họ có thể sẽ phải ở lại làm thêm 1-2 năm nữa để được cân nhắc.Nếu không đủ điều kiện để làm việc họ có thể bị nghỉ việc và khó có thể hành nghề y tại Mỹ.
Khi vào nội trú rồi, các BSNT sẽ có bằng hành nghề tạm thời (Limited physician license) và làm việc dưới sự hướng dẫn các BSNT năm trên (senior residents) và BS chính hay BS cọc (attending physician).
Năm đầu tiên nội trú (PGY1) là năm BS thực tập (Intern physician) vì làm việc chủ yếu theo sự hướng dẫn của các BS năm trên (senjor resident) và BS chính (attending). Năm thứ 2 trở đi (Postgraduate Year, PGY2), các BS chính thức gọi là BS nội trú, không còn là BS thực tập nữa.
Càng lên cao, BSNT có nhiều quyền hơn, thêm trách nhiệm, và càng hoạt động độc lập trong điều trị. Nhiều BSNT năm 3 đến năm 5 đã có thể đi làm thêm (Moonlight) bên ngoài sau khi có bằng hành nghề (full license).
Điểm thú vị là khi bị bệnh nhân kiện, tất cả các BS (dù năm nội trú nào đi nữa) cũng sẽ bị kiện như nhau, nhưng càng lên cao trách nhiệm sẽ càng nhiều hơn.
Bác sĩ Mỹ gốc Việt Wynn Tran trong một cuộc hội thảo ngành y.
Chi phí đào tạo BSNT hằng năm khoảng 16,2 tỉ USD và chi trả từ nhiều nguồn khác nhau, phần lớn từ chính phủ Hoa Kỳ thông qua chương trình Medicare CMS, Medicaid, VA của bộ quốc phòng. Trước năm 1965, BSNT Mỹ được trả lương từ bệnh viện thông qua giá chi phí khám bệnh từ bệnh nhân.
Từ năm 1965, chương trình Medicare của CMS từ Bộ Y tế Hoa Kỳ đã trả lương cho BSNT nhằm giảm gánh nặng chi phí cho bệnh viện. Hiện nay, số lượng và chi phí đào tạo BSNT của Mỹ hàng năm do Quốc hội Mỹ quyết định.
Chi phí đào tạo cho BSNT hàng năm rất cao, trung bình khoảng 100.000 USD/ BSNT và dao động tùy tiểu bang khác nhau. Trong tổng số 100.000 USD đó, BSNT sẽ được trả lương khoảng 50.000-60.000 USD. Phần còn lại sẽ được trả cho bệnh viện và BS giảng dạy. Bác sĩ nội trú tại Mỹ là một nghề như bất kỳ nghề nào khác, được trả lương, có bảo hiểm sức khoẻ, ngày nghỉ (4 tuần/năm) và tiền hưu trí.
Khác với BSNT tại Việt Nam là đang đi học (education) và phải thi, BSNT tại Mỹ là nghề và họ sẽ hành nghề (training). Vì vậy, không hề có kỳ thi tuyển sinh nội trú mà thay vào đó là quá trình nộp đơn và xét duyệt như đã nói bên trên.
Gợi ý giải câu hỏi “tiền đâu để đào tạo?”
BSNT được xem là nguồn nhân lực chính để chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện tại Mỹ. Tất cả các bệnh viện hàng đầu nước Mỹ đều là BV giảng dạy và đào tạo BSNT (Yale, Mayo Clnic, Stanford, UCLA, USC, Harvard, Hopkins, UCSF).
Làm BSNT là một bước bắt buộc cho tất các các BS tại Mỹ trước khi chính thức trở thành BS hoạt động độc lập và được chứng nhận chuyên khoa. Đối với nhiều BV tại Mỹ, BSNT là nguồn lao động rẻ và tăng thêm thu nhập của bệnh viện. Vì vậy, đa số các BV ở Mỹ đều muốn trở thành bệnh viện giảng dạy đó được nhiều ưu tiên từ các hãng bảo hiểm và Chính phủ.
Thêm vào đó, đào tạo BSNT là một danh hiệu để quảng cáo chất lượng của bệnh viện do sự kiểm định chất lượng ngặt nghèo từ tổ chức kiểm định ACGME”.
“Nếu các bệnh viện Việt Nam biết tận dụng và tổ chức đào tạo BSNT, đây có thể là một hướng mới để giải quyết câu hỏi "tiền đâu" trong việc đào tạo BSNT”, Bác sĩ Wynn Tran chia sẻ.
“Ngày nay, vai trò của bác sĩ thời hiện đại đã thay đổi nhiều. Bác sĩ tại Mỹ không hề có quan niệm là "lương y như từ mẫu". Thay vào đó, BS Mỹ được xem là người lãnh đạo trong dịch vụ y tế, kết nối các chuyên viên, nhằm cung cấp thông tin và chất lượng chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân.
Bác sĩ phải là người cung cấp dịch vụ tốt, lắng nghe bệnh nhân, và cộng tác thân thiết cho sức khỏe của bệnh nhân. Chương trình BSNT là phần thứ 3 trong 3 phần đao tạo bác sĩ tại Mỹ nhằm thực hiện ý tưởng này” – Bác sĩ Wynn Tran đánh giá.