Cô Nàng May Mắn

Cô Nàng May Mắn

Vòng quay may mắn online, hay còn được gọi là bánh xe may mắn hoặc quay số may mắn, trong tiếng Anh là “Wheel of Fortune”, là một công cụ giải trí đa năng và hấp dẫn. Nó mang lại tính ngẫu nhiên, may mắn và cảm giác hồi hộp cho người sử dụng, đồng thời có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Dưới đây là một số ví dụ về cách vòng quay trúng thưởng được sử dụng:

Vòng quay may mắn online, hay còn được gọi là bánh xe may mắn hoặc quay số may mắn, trong tiếng Anh là “Wheel of Fortune”, là một công cụ giải trí đa năng và hấp dẫn. Nó mang lại tính ngẫu nhiên, may mắn và cảm giác hồi hộp cho người sử dụng, đồng thời có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Dưới đây là một số ví dụ về cách vòng quay trúng thưởng được sử dụng:

Hướng dẫn tạo vòng quay may mắn

Bạn có thể tự tạo ra vòng quay (vòng quay may mắn tự ghi) của riêng mình với màu sắc, âm nhạc theo sở thích cá nhân của mình, bạn cũng có thể tạo link chia sẻ tới bạn bè cùng chơi. Hãy xem video hướng dẫn dưới đây:

Tham khảo cách tạo và quản lý link chia sẻ tại đây

Chỉ cần vài bước tùy chỉnh màu nền, màu vòng quay trong Cài Đặt ⇢ Giao diện là bạn có thể có rất nhiều kiểu vòng quay tương tự như dưới đây:

Trả lời: Bạn có thể dễ dàng tạo vòng quay trên trang web bằng cách nhập danh sách cần quay và tùy chỉnh theo ý muốn.

Trả lời: Không, bạn có thể tạo bao nhiêu vòng quay tùy thích và chia sẻ không giới hạn.

Trả lời: Mọi kết quả đều dựa trên quay số ngẫu nhiên, đảm bảo tính công bằng tuyệt đối.

Trả lời: Có, sau khi bạn tạo link chia sẻ sẽ xuất hiện chỗ để bạn copy mã nhúng để bạn copy lên website. Xem chi tiết tại đây.

Trả lời: Không cần thiết, tuy nhiên để tạo liên kết chia sẻ hoặc sử dụng thêm các tính năng nâng cao, bạn cần đăng ký tài khoản.

Vòng Quay May Mắn là một công cụ đa năng có thể thúc đẩy sự sáng tạo và làm cho quyết định trở nên thú vị hơn trong nhiều tình huống khác nhau. Nó cũng có thể tạo ra sự công bằng trong quyết định và giúp người chơi tận hưởng cuộc sống.

Tags: web, app, công cụ, tiện ích, quay số ngẫu nhiên, bốc thăm trúng thưởng, spin the wheel, wheel of name, random wheel

Trái với sự kỳ vọng ban đầu, khi sang xứ người, hầu hết các cô dâu chỉ ở nhà chăm con, không thể đi làm kiếm tiền dù nhà chồng có nghèo khó đi chăng nữa.

Đa phần những người chồng Hàn Quốc lấy vợ ngoại có kinh tế không mấy khá giả. Theo nghiên cứu của Bộ Sức khỏe, Phúc lợi và Gia đình Hàn Quốc, năm 2006 có gần 53% những “gia đình quốc tế” (lấy vợ nước ngoài) có thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu của người Hàn Quốc.

Sa là một cô dâu Việt có điều kiện kinh tế khá ổn định. Hai vợ chồng sử dụng chung tài khoản, vợ rút tiền để chi tiêu cho gia đình. Chồng cô lái xe taxi với thu nhập 2.000 USD/tháng. Gia đình chồng - đang sở hữu vườn trái cây lớn và nuôi ong lấy mật - hỗ trợ hai vợ chồng mua được một căn hộ khang trang với một phòng khách, hai phòng ngủ, một phòng đọc sách và một phòng bếp.

Nhưng không phải ai cũng may mắn như cô. Cuộc sống của vợ chồng Tiên, 28 tuổi, quê ở Hà Nam chật vật hơn nhiều. Nhà chồng có chín anh em, khá khó khăn. Chồng cô làm tài xế, lương chỉ đủ sống. Hằng ngày, cô vừa trông con nhỏ vừa nhận cắt chỉ gia công cho một tiệm may, thu nhập không đáng kể. Vợ chồng Tiên sống trong một căn nhà tuềnh toàng với giá thuê hơn 110 USD - được xếp vào loại rất rẻ ở Hàn Quốc.

Nhà riêng của cô dâu Việt Lưu Thị Mỹ Hà là một căn hộ cao cấp ở TP InCheon trị giá 300 triệu won. Người chồng là kỹ sư, rất hiểu và thương vợ. Ảnh: LÝ THÀNH TÂM

Với Mai, một cô dâu Việt có đứa con gái năm tuổi gửi nhà trẻ để mẹ có thời gian đi làm ở tiệm giặt ủi thì tiền bạc khá thoải mái. Tiền kiếm được cô có thể tùy ý chi dùng. Tuy vậy, khi nói chuyện với tôi, cô tránh nhắc đến chồng và thường thở dài bảo: “Chán lắm chị à, sống vì con là chủ yếu. Bây giờ ổng muốn làm gì thì làm”. Mai định kiếm người nào tử tế để làm mai cho em gái nhưng cô em thẳng thừng từ chối: “Lấy chồng như chị thì thà không có còn hơn, vợ chồng gì mà như người dưng”.

Chị Hòa, phiên dịch viên của Trung tâm Hỗ trợ các gia đình đa văn hóa TP Jeonup, Hàn Quốc, cho biết: “Nhiều cô dâu Việt thời gian đầu cứ nghĩ chồng lớn tuổi nên chồng phải cưng chiều mình, không chịu khó học tiếng, văn hóa và nội trợ. Tuy nhiên dù chồng có cưng chiều như thế nào thì đó cũng chỉ là thời gian đầu khi các cô dâu mới qua, còn bỡ ngỡ; còn sau đó người chồng phải lo kiếm tiền. Họ cũng kỳ vọng vợ có thể hiểu mình, có thể giao tiếp, ứng xử tốt với những người trong gia đình và làm tốt các công việc nội trợ. Khi một bên không hiểu những mong muốn của phía bên kia sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn và dần dần vợ chồng càng trở nên cách biệt”.

Phần lớn các cô dâu Việt kết hôn thông qua môi giới đều có chung đặc điểm như tuổi kết hôn còn quá trẻ; học vấn thấp; kinh tế khó khăn. Thêm vào đó rất ít trường hợp kết hôn dựa trên nền tảng tình yêu nên các cô gái này gặp khó khăn hơn khi thích ứng với cuộc sống mới ở Hàn Quốc.

Các cô dâu Việt rất ít được đi làm bên ngoài. Trong số những phụ nữ di trú theo diện kết hôn, hơn một nửa đang làm trong các nhà hàng, quán ăn nhỏ, trong các nhà máy hoặc buôn bán nhỏ. Tuy nhiên, những ông chồng Hàn Quốc thường không muốn vợ đi làm bên ngoài mà chỉ muốn ở nhà chăm sóc con cái và làm việc nội trợ. Điều này không những xảy ra với các cặp Hàn-Việt mà còn cả đối với các cặp vợ chồng Hàn-Hàn.

Theo Giáo sư Kim Huyn Mee, giảng viên Trường ĐH Yonsei, Hàn Quốc: “Phần lớn những người đàn ông lấy vợ nước ngoài có trình độ học vấn thấp, lối cư xử của họ với vợ có phần thô bạo do trước đó họ là những người nghiện rượu, tình dục và là người thô lỗ”. Đối với những người đàn ông đã từng trải qua hôn nhân, những tính cách trên góp phần khiến cho họ không thể duy trì mối quan hệ vợ chồng với người vợ Hàn trước đó nên họ đã ly hôn và cưới vợ nước ngoài. Một số khác không có khả năng lấy vợ bản xứ, trở thành cục nợ của gia đình nên đã “cưới chạy” cô dâu nước ngoài. Hiện nay trong xã hội Hàn Quốc, người đàn ông lấy được vợ bản xứ hay vợ từ những nước phát triển mới được trọng vọng; thứ đến là lấy vợ từ các quốc gia kém phát triển dù bị dư luận xã hội gièm pha nhưng ít ra anh ta có khả năng lấy vợ. Riêng những người đàn ông độc thân quá lứa không có vợ rất bị xã hội xem thường.

Gia đình Ng. sống vùng nông thôn TP Jeonup, Hàn Quốc. Ảnh: NGUYỆT ANH

Mặc dù hầu hết những bạo lực gia đình gây ra bởi người chồng nhưng cũng có những trường hợp chính người chồng Hàn là nạn nhân trực tiếp của cách hành xử thiếu suy nghĩ của những người vợ Việt. Với sự thiếu thốn tình cảm và cảm giác cô đơn nơi xứ người, một số người đã tìm đến kết giao với những người lao động xuất khẩu đồng hương. Ban đầu chỉ là những cuộc gặp gỡ hay họp mặt bạn bè, một số cặp sau khi đã kết thân rồi thì tách đi riêng.

Những tai tiếng về các mối quan hệ “ngoài luồng” giữa những anh thanh niên lao động xuất khẩu với cô dâu Việt dần dần cũng tới tai những ông chồng Hàn. Nhiều ông bắt đầu kiểm soát chặt chẽ những cuộc gặp mặt của vợ mình, sợ vợ cặp bồ, sợ bạn bè nữ giúp nhau tìm việc làm rồi bỏ gia đình chồng.

Nhóm du học sinh người Việt đang học ở Trường ĐH quốc gia Chonbuk cũng kể cho tôi nghe về một trường hợp cô dâu bỏ trốn. Trước khi lấy chồng Hàn, Liên đã lấy chồng Việt và có một đứa con trai chín tuổi. Hồi còn ở Việt Nam, Liên phụ bán quán cà phê trên Sài Gòn. Sau đó cô gửi con về ngoại, lấy chồng Hàn, có thêm một đứa con và rất được chồng thương yêu. Vốn năng động, Liên học tiếng Hàn rồi xin làm phiên dịch cho những công ty nơi có nhiều lao động người Việt. Trong những lần gặp gỡ và tiếp xúc với những thanh niên người Việt, cô đã có mối quan hệ thân mật với một người. Người chồng nhiều lần nhắc nhở, khuyên can nhưng không hiệu quả. Trong một lần về thăm quê, Liên đã ôm con gửi cha mẹ mình. Người chồng Hàn nhiều lần năn nỉ vợ, chỉ xin được nuôi con nhưng Liên vẫn nhất quyết không đưa con về Hàn Quốc. Chồng Liên đã phải lặn lội về Việt Nam tìm con và được biết sự thật về vợ, rằng vợ anh đã từng có con và trước đây đã từng làm nghề nhạy cảm. Quá đau khổ, anh tức giận đánh vợ và cô bỏ đi.

Anh Lee có vợ là người Việt Nam, hiện đang sinh hoạt ở Hội Hàn kiều tại TP.HCM, cho biết: “Không phải đàn ông không gặp rủi ro. Người hàng xóm của tôi lấy vợ Việt Nam chưa được bao lâu thì vợ bỏ trốn vì cảm thấy cô đơn và buồn chán với cuộc sống ở Hàn Quốc. Anh này đi tìm vợ nhiều ngày mà vẫn bặt vô âm tín. Bỏ một khoản tiền lớn cưới vợ rồi liền ngay sau đó bị vợ bỏ cũng sốc lắm”.

Hương mới sinh con được hơn một tháng. Khi tôi đến thăm, mẹ chồng, em chồng Hương đang loay hoay lau dọn nhà trong khi cô ru em bé ngủ. Mẹ của Hương được con rể bảo lãnh qua chơi tám tháng. Chỉ tay qua bà sui, mẹ Hương hạnh phúc khoe với tôi: “Bả dễ lắm. Hồi nó mang bầu, tự tay bả nấu đồ cho nó tẩm bổ. Tên tiếng Hàn của nó là Im Shi Young. Im là họ của bả. Bả nói bả coi nó vừa như con dâu vừa như con ruột nên đặt tên nó theo họ của bả”.

Sau khi thi rớt ĐH, Hương đã học tiếng Hàn và làm phiên dịch cho công ty môi giới hôn nhân ở Việt Nam được năm năm. Qua giới thiệu của một người bạn, anh cảm mến Hương và có đưa cô qua Hàn Quốc thăm gia đình vài lần. Mẹ chồng thấy Hương hiền lành lại nói tiếng Hàn rành rọt nên đã “chấm” ngay và giục con trai gấp rút cưới vợ. Chồng Hương lái xe cần cẩu, anh đi làm từ sáng đến tối mịt mới về nhưng em chồng và mẹ chồng vẫn thường xuyên qua thăm, làm giúp việc nhà nên cô cảm thấy rất thoải mái và ấm lòng.