Kim Ngạch Xuất Khẩu Nông Sản Năm 2021

Kim Ngạch Xuất Khẩu Nông Sản Năm 2021

VTV.vn - Ai Cập tiếp tục mua lúa mì của Nga trong tháng 12/2023, hãng tin New African Initiative đưa tin, trích dẫn dữ liệu từ Tổng cục Cung ứng Hàng hóa Ai Cập (GASC).

VTV.vn - Ai Cập tiếp tục mua lúa mì của Nga trong tháng 12/2023, hãng tin New African Initiative đưa tin, trích dẫn dữ liệu từ Tổng cục Cung ứng Hàng hóa Ai Cập (GASC).

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2023 đạt trên 53 tỉ USD

Chiều nay 3/1, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024 ngành nông nghiệp và PTNT. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng tham dự tại điểm cầu Quảng Trị.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: T.T

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2023, tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng 5,05% của nền kinh tế. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì mức cao, trên 53 tỉ USD; thặng dư thương mại cao nhất từ trước tới nay 12,07 tỉ USD, tăng 43,7%. Trong đó một số mặt hàng tăng cao kỷ lục như: rau quả 5,69 tỉ USD, tăng 69,2%; gạo 4,78 tỉ USD, tăng 38,4%, gạo ST25 lần thứ 2 đoạt giải quán quân ngon nhất thế giới; điều 3,63 tỉ USD, tăng 17,6%. Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu vắc xin thương mại phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi...

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tập trung xây dựng, trình ban hành và tổ chức triển khai có hiệu quả nhiều đề án, chương trình, cơ chế, chính sách quan trọng cho phát triển ngành. Trọng tâm là Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn; Đề án Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao; chính sách đầu tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại...

Đến hết năm 2023, cả nước có khoảng 6.370/8.167 (78%) xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó 1.612 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 256 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Năm 2024, ngành nông nghiệp và PTNT đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3% - 3,5%, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 54 - 55 tỉ USD. Phấn đấu tỉ lệ xã đạt chuẩn NTM đạt 80% tổng số xã. Để đạt được những mục tiêu trên, toàn ngành chủ trương tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Trong năm 2024, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Thu hút các nguồn lực đầu tư hiện đại hóa hạ tầng nông nghiệp, trong đó có hạ tầng thủy sản góp phần sớm gỡ “Thẻ vàng” đối với khai thác thủy sản. Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao đóng góp của ngành nông nghiệp trong thành tích phát triển KT - XH chung của cả nước trong năm 2023. Thủ tướng nhấn mạnh, ngành nông nghiệp đã xoay chuyển tình thế từ chỗ “bị động, bất ngờ, lúng túng” sang “chủ động, kịp thời, sáng tạo” nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, vượt qua những thách thức để đạt được kết quả cao.

Năm 2024, Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp tập trung thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, kế hoạch tái cơ cấu ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng NTM. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn, nhất là nông nghiệp bền vững, minh bạch và có trách nhiệm.

Thực hiện chuyển mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành, thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông lâm thủy sản, chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng.

Chiều 24/12, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022.

Theo Tổng cục Thủy sản, trong năm 2021, đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống, kinh tế - xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm thủy sản do nhu cầu tiêu thụ tại các thị truờng trong nước và quốc tế giảm mạnh.

Bên cạnh đó, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản. Giá thức ăn, cước phí vận chuyển quốc tế, giá nhiên liệu tăng cao kỷ lục trong vài năm gần đây ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu của thủy sản. Ngoài ra, Ủy ban Châu Âu tiếp tục giữ cảnh báo “thẻ vàng” đối với hải sản khai thác của Việt Nam, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước ta vào thị trường EU,...

Về các kết quả đạt được, Tổng cục Thủy sản cho biết, ước năm 2021, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,01% so với năm 2020; tổng sản lượng đạt 8,73 triệu tấn (sản lượng khai thác đạt 3,92 triệu tấn, nuôi trồng đạt 4,8 triệu tấn), tăng 1% so với năm 2020. Về kim ngạch xuất khẩu, năm 2021 ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 104,6% so với kế hoạch.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, bước sang năm 2022, ngành thủy sản phấn đấu diện tích nuôi cơ bản giữ ổn định như so với ước thực hiện năm 2021 với tổng diện tích 1,3 triệu ha, trong đó diện tích nuôi nước ngọt 380 nghìn ha, diện tích nuôi mặn, lợ 920 nghìn ha. Đồng thời, cơ bản duy trì ổn định tổng sản lượng thủy sản, trong đó điều chỉnh giảm dần sản lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng và triển khai mạnh các giải pháp để tăng giá trị đối với cả sản lượng nuôi và khai thác để tăng giá trị sản xuất đối với với sản phẩm thủy sản, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng.

Theo ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), lợi thế hiện nay của ngành là trong điều kiện khó khăn vừa qua vẫn duy trì được sản xuất sản phẩm tôm và cá tra. Hai mảng này cần tiếp tục duy trì trong thời gian tới khi các thị trường và đối thủ cạnh tranh khác không duy trì được.

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, một số ý kiến của các đại biểu cho rằng, ngành thủy sản và các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu khi nhu cầu nhập khẩu của toàn cầu tăng trở lại. Để làm được điều này phải nâng cao khả năng cạnh tranh, do đó, cần phòng chống dịch COVID - 19 hiệu quả để duy trì sản xuất, qua đó để có lợi thế trong mở rộng thị phần xuất khẩu.

Phát biểu tại Hội nghị,Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, Chiến lược và Đề án ngành thủy sản đã được ban hành, do đó, trong thực hiện triển khai phải tư duy theo hệ thống, hành động quyết liệt và đồng bộ để tạo ra sự chuyển biến trong tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Cùng với triển khai đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong thực hiện các quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị, về nuôi trồng thủy sản cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo chất lượng con giống, đồng thời, kiểm soát tốt hạn ngạch thủy sản khai thác,.../.