Sống Có Ý Nghĩa Nghị Luận

Sống Có Ý Nghĩa Nghị Luận

Từ ngày còn đi học phổ thông, Chín đã rất thích luyện chữ ký, khi thì cong lên như rồng bay, khi thì vút lên rồi bổ nhào xuống như đại bàng săn mồi; ...

Từ ngày còn đi học phổ thông, Chín đã rất thích luyện chữ ký, khi thì cong lên như rồng bay, khi thì vút lên rồi bổ nhào xuống như đại bàng săn mồi; ...

Những tác phẩm nào bắt buộc phải có trong chương trình giáo dục phổ thông của môn ngữ văn?

Theo tiểu mục 1 Mục V chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định một số văn bản bắt buộc và văn bản bắt buộc lựa chọn như sau:

+ Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

+ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

+ Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

++ Chọn ít nhất 4 tác phẩm đại diện cho 4 thể loại trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười

++ Chọn ít nhất 3 bài ca dao về các chủ đề: quê hương đất nước; tình yêu, tình cảm gia đình; con người và xã hội (trữ tình hoặc trào phúng)

++ Chọn ít nhất 1 sử thi Việt Nam

++ Chọn ít nhất 1 truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt Nam

++ Chọn ít nhất 1 kịch bản chèo hoặc tuồng

+ Văn học viết Việt Nam, chọn ít nhất 1 tác phẩm của mỗi tác giả sau:

++ Thơ Nôm, văn nghị luận của Nguyễn Trãi

++ Thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu

++ Truyện và thơ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

++ Truyện ngắn, tiểu thuyết của Nam Cao

++ Tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng

++ Thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám

++ Thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám

++ Truyện ngắn, kí của Nguyễn Tuân

+ Văn học nước ngoài, chọn ít nhất 1 tác phẩm cho mỗi nền văn học sau: Anh, Pháp, Mĩ, Hy Lạp, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.

Như vậy, bên cạnh những văn bản gợi ý tác giả sách giáo khoa và giáo viên lựa chọn, chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn phải có các văn bản bắt buộc trên để bảo đảm nội dung giáo dục cốt lõi, thống nhất trên cả nước.

Viết đoạn văn về lối sống ích kỉ (3 Mẫu)

Con người sống với nhau bằng tình yêu thương, nhưng những khổ ải, buồn đau của cuộc đời đến từ những lối sống ích kỉ. Lối sống ích kỷ là lối sống chỉ biết cái lợi trước mắt cho bản thân mà quên nghĩ đến những người xung quanh chúng ta, chỉ biết lo cho bản thân mà không biết mọi người sẽ như thế nào, tự cao và cho mọi việc mình làm là đúng. Chính vì thế mang lại sự thù ghét của xã hội, làm cho bản thân bị xa lánh, không được ai quý mến. Có rất nhiều tác hại từ lối sống ích kỷ, thậm chí nó gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến cả cuộc đời chỉ vì một hành động nhỏ. Lối sống ích kỷ sẽ khóa cửa trái tim, tâm hồn sẽ bị ràng buộc trong những suy nghĩ khờ dại, nông nổi, dẫn đến những lòng tham và tệ nạn xã hội. Một khi chúng ta hoạn nạn khó khăn thì sẽ không có ai giúp đỡ, san sẻ những lúc ấy. Có thể nói lối sống ích kỷ chỉ đem lại một sự trói buộc tâm hồn, nảy sinh lòng tham vì chỉ nghĩ cho bản thân mà từ đó đem lại sự xa lánh, khoảng cách của con người ngày một xa hơn.

Lối sống ích kỉ là một thuật ngữ không còn xa lạ với chúng ta. Đây là một vấn đề nan giải trong xã hội, mà từ khi xuất hiện cho đến nay đã rất lâu rồi, nhưng vẫn chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Những người có lối sống ích kỉ, là những người luôn chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, không quan tâm đến người khác. Họ chỉ muốn nhận thêm, lấy thêm chứ không hề chia sẻ cho người khác. Sự ích kỉ đó khiến hỏ tự đóng bản thân lại trong một cái hộp kín, tách biệt với tập thể, trở thành một người cô độc, thậm chí là bị tẩy chay. Bởi chẳng ai muốn giao lưu, kết bạn với một người ích kỉ cả. Không chỉ vậy, những người có tính cách như vậy, còn dễ dẫn đến các hành động, suy nghĩ xấu xa nhằm thỏa mãn tham vọng của bản thân, bất chấp việc gây bất lợi cho người khác. Để đẩy lùi hiện tượng này, chúng ta cần đặt nặng vấn đề giáo dục sự yêu thương, chia sẻ cho mỗi người ngay từ khi còn là một đứa trẻ. Chỉ khi bản thân một người biết yêu thương, biết chia sẻ và hiểu được ý nghĩa, niềm vui của điều đó, thì họ mới có thể từ bỏ lối sống ích kỉ. Lúc đó, chúng ta sẽ có một cộng đồng đoàn kết, ấm áp tình người.

Ai đó từng nói rằng: “khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì tình yêu thương và sự sẻ chia sẻ chỉ còn là những giá trị lạc lõng”. Quả thực, lối sống ích kỉ có tác hại vô cùng ghê gớm đối với sự phát triển của con người. “Ich kỉ” là lối sống thực dụng, vụ lợi, đặt quyền lợi , địa vị của bản thân lên trên hết, mà không coi trọng lợi ích của tập thể hay quyền lợi của người khác. Người nhiễm thói ích kỉ thường không quan tâm người khác, trở nên tham lam, và thủ đoạn. Không khó để nhận ra kẻ sống ích kỉ bởi từng lời nói, cử chỉ, hành động của họ đều vì lợi ích của bản thân mình. Điều đó khiến tâm hồn họ khô héo, tàn lụi, và bị mọi người xa lánh, ghẻ lạnh, thâm chí, họ dễ rơi vào vòng lao lí. Thật đáng sợ khi quyền lực rơi vào tay kẻ ích kỉ, bởi điều duy nhất họ hướng đến là vơ vét công quỹ cho đầy túi tham của họ, kinh tế đất nước sẽ suy kiện bởi những sâu mọt ấy. Những vụ tham nhũng hàng nghìn tỉ đồng của nhà nước cũng xuất phát từ căn bệnh nguy hiểm này. Không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của đất nước, khi lối sống ích kỉ trở nên phổ biến trong đời sống thì những giá trị đạo đức truyền thống sẽ mai một. Con người sẽ không còn quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ, sẽ không còn những tấm gương cống hiến vì cộng đồng và hẳn xã hội sẽ không có tình người nữa. Bởi vậy hơn bao giờ hết, mỗi chúng ta hãy đấu tranh loại bỏ lối sống này ra khỏi bản thân và xã hội, hãy tôn vinh những con người biết cống hiến, hi sinh vì cộng đồng để nhân lên những điều tốt đẹp!

Dàn ý viết đoạn văn về tác hại của lối sống ích kỉ

- Thế nào là tính ích kỷ: Có thể hiểu, ích kỷ là một biểu hiện của lối sống tiêu cực, người có tính kỷ là người chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, nghĩ đến những lợi ích cho mình, luôn so đo, suy tính cốt làm sao để mình được lợi và không bao giờ suy nghĩ đến người khác

- Tác hại của việc sống ích kỷ:

Quan điểm của em về sự ích kỷ: Sống ích kỷ là một lối sống tiêu cực, ảnh hưởng rất xấu đến nhân cách con người, các mối quan hệ giữa con người với nhau và đặc biệt là sự phát triển của xã hội.

Hình thức đánh giá học sinh trung học phổ thông thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn hình thức đánh giá học sinh trung học phổ thông như sau:

+ Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

+ Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.

+ Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.

+ Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.

+ Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

+ Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.

- Hình thức đánh giá đối với các môn học

+ Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

+ Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chỉ về tác hại của lối sống ích kỉ gồm 15 mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết nhất. Qua đó các em biết cách chọn lọc ý tưởng nắm được cách triển khai đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tác hại của lối sống ích kỉ.

Sống ích kỉ là một trong những lối sống tiêu cực, ảnh hưởng rất xấu đến nhân cách con người, các mối quan hệ giữa con người với nhau và đặc biệt là sự phát triển của xã hội. Vì thế qua 15 đoạn văn về lối sống ích kỉ dưới đây giúp các bạn học sinh hiểu được tác hại của lối sống này. Bên cạnh đó các em xem thêm: đoạn văn suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa và nay, đoạn văn nghị luận về tình bạn.