Tình hình việc làm năm 2024 như thế nào?
Tình hình việc làm năm 2024 như thế nào?
Theo nhiều báo cáo của Vietnam Report, ngành ngân hàng tại Việt Nam đều hòa chung vào thời kỳ công nghệ số hóa, áp dụng và triển khai 4 xu hướng phát triển chung: phát triển ngân hàng xanh, ngân hàng số, phát triển ngân hàng đại lý và đầu tư an ninh mạng.
Phát triển ngân hàng xanh là xu hướng tất yếu để góp phần “xanh hóa” nền kinh tế, ưu tiên cho vay các dự án thuộc lĩnh vực kinh tế xanh như năng lượng tái tạo, dịch vụ môi trường, bất động sản xanh, giao thông xanh, thực phẩm nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng hiệu quả…
Ngân hàng số giúp ngân hàng tối ưu hóa nguồn thu bằng cách chuyển đổi từ cung cấp dịch vụ tài chính tại quầy giao dịch sang cung cấp dịch vụ trên nền tảng trực tuyến bằng cách cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện lợi, phù hợp với nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Nhiều ngân hàng đã sử dụng các công nghệ mới như dữ liệu di động, Big data, ngân hàng mở, Robot hóa quy trình, AI, chatbot… để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Phát triển ngân hàng đại lý cũng là một xu hướng nhằm mở rộng quy mô hoạt động và tiếp cận doanh nghiệp thông qua các đại lý như các doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (World Bank), tại Việt Nam mới có khoảng trên 40% người dân có tài khoản ngân hàng so với thị trường toàn cầu. Do đó ngân hàng đại lý có thể giúp giảm thiểu khoảng cách về dịch vụ tài chính.
Đầu tư an ninh mạng hiện cũng đang là xu hướng thiết yếu để bảo vệ thông tin doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của ngân hàng trước các mối đe dọa từ hacker, virus, ransomware… An ninh mạng cũng là yếu tố quan trọng để duy trì niềm tin và uy tín của doanh nghiệp.
Theo Vietnam Report, ngành ngân hàng tại Việt Nam đều triển khai 4 xu hướng phát triển chung
Có thể nói ACB là một ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính uy tín cho doanh nghiệp. Bạn hoàn toàn có thể cân nhắc và chọn trải nghiệm dịch vụ tại ACB bởi vì:
ACB luôn đặt sự bảo vệ thông tin doanh nghiệp lên hàng đầu, áp dụng các biện pháp an ninh mạng hiện đại và tiên tiến nhất để ngăn chặn các rủi ro từ hacker, virus, ransomware… Khi sử dụng dịch vụ tài chính tại ACB, doanh nghiệp có thể yên tâm rằng thông tin giao dịch của mình được bảo mật tuyệt đối.
Các dịch vụ ngân hàng số tiên tiến như ACB ONE BIZ (Website/App), ACB ONE PRO… giúp doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch mọi lúc mọi nơi chỉ cần kết nối internet. ACB cũng hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán không tiền mặt thông qua các giải pháp thanh toán như POS, ACB2Pay, QR nhận tiền nhanh… giúp rút ngắn thời gian giao dịch và tiết kiệm chi phí.
ACB ONE BIZ là một ngân hàng số do ACB phát hành và mang lại vô vàn tiện ích cho doanh nghiệp
- Đa dạng dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu
Các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, mức độ quy mô của doanh nghiệp. Đa dạng dịch vụ tài chính cung cấp đến doanh nghiệp như dịch vụ thu chi hộ, nộp thuế, thanh toán hoá đơn, chi lương, quản lý tài khoản tập trung...
Ảnh hưởng của covid-19 đến ngành Du lịch biểu hiện rõ rệt, trong 2 năm covid-19 vừa qua, ngành Du lịch Việt Nam phải chịu cuộc khủng hoảng nhân lực lớn chưa từng thấy trong lịch sử. Theo thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, có hơn 300 doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải xin thu hồi giấy phép, 90% doanh nghiệp du lịch phải đóng cửa.
Năm 2020, các doanh nghiệp trong ngành Du lịch lần lượt phải cắt giảm nhân sự từ 70 – 80%. Trong năm 2021, số lượng lao động làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc chiếm khoảng 35%, trong đó 10% lao động làm việc cầm chừng.
Ngành Du lịch gặp nhiều khó khăn thời kỳ Covid-19. Ảnh: internet
Từ những số liệu trên, ta thấy được nguồn nhân lực ngành Du lịch gặp vô vàn khó khăn khi covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019 kéo dài đến đầu năm 2022. Trong đó nhiều người đã thất nghiệp, bỏ nghề, tạm nghỉ việc hoặc chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực khác.
Xu hướng việc làm nổi bật nhất ở Việt Nam trong những năm tới là gì? Những công việc nào có khả năng gặp phải tình trạng tuyển dụng tăng đột biến nhất? Những công việc nào sẽ là thách thức đối với nhà tuyển dụng và các chuyên gia nhân sự? Hãy cùng xem qua một số dữ liệu và 5 nghề nghiệp “hot nhất” hiện tại để có thể đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bạn nhất nhé!
Theo số liệu của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông Quốc gia Việt Nam (NIICS), chỉ 15% sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT đạt tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cho đến năm 2020, cả nước đã cần khoảng 411.000 nhân sự trong lĩnh vực này. Trung bình, Việt Nam cần 80.000 nhân lực CNTT mỗi năm, trong khi các trường đại học Việt Nam chỉ đào tạo được khoảng 32.000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm. Những con số này chứng tỏ tình trạng thiếu hụt nhân lực CNTT sẽ luôn là vấn đề nhức nhối ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, mức lương trung bình của sinh viên mới tốt nghiệp ngành CNTT là khoảng 5 triệu đồng. Tuy nhiên, với tình trạng thiếu hụt hiện tại mà đất nước đang phải đối mặt, số tiền này có thể sẽ còn cao hơn rất nhiều trong tương lai. Để tuyển dụng thành công một kỹ sư CNTT cho công ty, một chuyên viên nhân sự sẽ phải đấu tranh với tỷ lệ 2,5: 1 (2,5 công ty cho 1 ứng viên).
Truyền thông Việt Nam đang phát triển rất nhanh. Trong một xã hội mà mọi người bị bủa vây bởi lượng thông tin quá lớn, bộ phận truyền thông / PR luôn cần thiết để đại diện cho công ty và tiến hành các hoạt động quảng bá / xây dựng thương hiệu. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, đến năm 2020, lĩnh vực marketing cần hơn 10.000 nhân sự mỗi năm. Như đã nói, marketing tiếp tục lọt vào danh sách những ngành nghề thiếu hụt nhân lực cao nhất tại Việt Nam và luôn là ngành nghề dẫn đầu về độ HOT ít nhất là cho tới năm 2025.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển cao nhất ở Châu Á. Hàng tấn dự án xây dựng cơ sở hạ tầng liên tục được triển khai và xây dựng, đồng nghĩa với việc xây dựng sẽ vẫn nằm trong xu hướng việc làm của Việt Nam vào năm 2025. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động cao nhất nhưng ngành xây dựng luôn bị thâm hụt nhân lực. Cho đến năm 2020, nhu cầu về nhân tài làm việc trong ngành này tăng lên đến 400.000–500.000 nhân sự. Điều này cho thấy những thách thức mà các nhà tuyển dụng đang phải đối mặt trong khi cố gắng tuyển dụng nhân viên cho ngành xây dựng, đặc biệt là những người ở cấp cao.
Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang mọc lên với tốc độ đáng kinh ngạc. Chỉ tính riêng các doanh nghiệp được thành lập trong vòng 5 năm trở lại đây, tại Việt Nam đã có hơn 200.000 doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp cần ít nhất 1 chuyên gia tiếng Anh. Minh chứng là bên cạnh những công ty này còn có những tập đoàn lớn, công ty đa quốc gia, công ty liên doanh,… có nhu cầu cao về nhân viên có trình độ tiếng Anh. Rõ ràng, con đường đang rộng mở cho những sinh viên tốt nghiệp có bằng tiếng Anh tại Việt Nam.