Cảnh Sát Pccc Tỉnh Kiên Giang

Cảnh Sát Pccc Tỉnh Kiên Giang

Chúng tôi cung cấp dịch vụ xin công văn nhập cảnh vào làm việc, đầu tư tại Kiên Giang

Chúng tôi cung cấp dịch vụ xin công văn nhập cảnh vào làm việc, đầu tư tại Kiên Giang

Lịch làm việc Phòng xuất nhập cảnh Kiên Giang

- Buổi sáng từ 8 giờ đến 11 giờ 30.

- Buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ.

- Làm việc từ thứ 2 đến sáng thứ 7. (Chiều thứ 7 và Chủ nhật nghỉ)

Khai thác tiềm năng kinh tế thủy sản

Tiềm năng, lợi thế kinh tế thủy sản của huyện đảo Kiên Hải với hai ngành nghề chính là khai thác đánh bắt và nuôi cá lồng bè trên biển đang được đầu tư phát triển theo hướng bền vững.

Khai thác đánh bắt trên ngư trường, huyện tập trung vào chất lượng và giá trị, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tăng cường quản lý vùng biển, xử lý nghiêm đánh bắt trái phép ven bờ, vùng lộng, vùng khơi và vi phạm vùng biển nước ngoài. Đối với nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là nuôi cá lồng bè trên biển quanh các đảo, huyện khuyến cáo, hướng dẫn ngư dân áp dụng quy trình nuôi khoa học, kiểm soát môi trường nước nhằm đảm bảo an toàn, tránh rủi ro, dịch bệnh, hạn chế thiệt hại.

Phát triển bền vững và hiệu quả ngành kinh tế thủy sản trong thời gian tới, huyện đảo Kiên Hải quy hoạch và xây dựng dự án nuôi trồng thủy sản theo hướng nuôi biển, ven biển, quanh các đảo gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển đảo. Chuyển mạnh nuôi trồng thủy sản theo phương thức công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường biển. Thu hút đầu tư sản xuất giống chất lượng cao, khỏe mạnh, kháng bệnh, đồng thời nhanh chóng tiếp cận, ứng dụng công nghệ nuôi biển hiện đại ở vùng khơi, tạo ra các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương có chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Huyện tái cơ cấu toàn diện khai thác thủy sản trên ngư trường, sắp xếp lại đội tàu đánh bắt theo hướng vươn khơi xa, không tăng thêm số lượng tàu, giảm dần tàu công suất nhỏ. Xây dựng các đội tàu mạnh khai thác xa bờ đi đôi với ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt các hành vi khai thác đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, nghiêm cấm và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác đánh bắt mang tính tận diệt. Tăng cường bảo vệ, tái sinh, phục hồi nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Huyện củng cố và phát triển các hình thức liên kết sản xuất trên biển, gồm: Tổ, đội, hợp tác xã, liên kết các khâu khai thác, thu mua, tiêu thụ thủy sản theo chuỗi giá trị. Huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá, các khu neo đậu trú bão tại vùng trọng điểm nghề cá.

Nằm trên vùng biển Tây Nam đất nước, Kiên Hải sở hữu nhiều hòn đảo, bãi biển đẹp được xưng tụng như một “Vịnh Hạ Long” của đất phương Nam. Đặt chân đến đây, du khách thật sự ấn tượng với Bãi Chén (Hòn Tre), Bãi Bàng (Lại Sơn), Bãi Cây Mến (An Sơn), Hòn Mấu (Nam Du)… và những đỉnh núi như: Đỉnh Đá Đài (Hòn Tre), đỉnh Ma Thiên Lãnh (Lại Sơn), đỉnh Rađa (An Sơn)… Tiếp đến, Kiên Hải có đình, miếu, dinh, lăng… gắn với lễ hội dân gian, văn hóa miền biển như: Lăng Ông Nam Hải (Hòn Mấu – Nam Du), Miếu bà Chúa Xứ, Dinh thờ cá ông (Hòn Tre), Đình Nguyễn Trung Trực, Đình thần Nam Hải (Lại Sơn)… Ngoài ra, huyện đảo này còn có làng nghề nước mắm Hòn nổi tiếng khắp “Nam kỳ lục tỉnh” từ đầu thế kỷ XX mà cư dân đảo Lại Sơn lưu truyền câu ca dao dạt dào tình cảm: “Nước mắm Hòn, dầm con cá bẹ – Bởi mê nước mắm Hòn, em trốn mẹ theo anh.”

Đây là tiềm năng, lợi thế, điều kiện thuận lợi cho phép Kiên Hải phát triển du lịch sinh thái biển đảo trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Để phát triển du lịch, thời gian qua huyện đảo Kiên Hải huy động nhiều nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng như: Hệ thống đường quanh đảo, ngang đảo, bến cập tàu ở Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn và đưa điện lưới quốc gia ra hai xã Hòn Tre, Lại Sơn. Tiếp đến, doanh nghiệp vận tải mở tuyến cao tốc biển Rạch Giá – Hòn Tre – Lại Sơn – An Sơn và Phú Quốc – Nam Du phục vụ du khách đi lại nhanh chóng, an toàn. Ngoài ra, cư dân trên đảo đầu tư phát triển cơ sở lưu trú, du thuyền, dịch vụ du lịch theo hướng khang trang, hiện đại, nâng lên chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, thưởng thức đặc sản hải sản… của khách du lịch khi đến huyện đảo Kiên Hải.

Để ngành “công nghiệp không khói” huyện đảo ngày càng phát triển, Huyện tiếp tục tăng cường quảng bá, mời gọi thu hút đầu tư phát triển du lịch, nhất là phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch đặc thù như: Du lịch khám phá, trải nghiệm, nghỉ dưỡng, sinh thái, vườn đồi, leo núi, cắm trại, chèo thuyền, câu cá, thể thao dưới nước, lặn ngắm san hô… Huyện mời gọi nhà đầu tư kết hợp khuyến khích hộ dân tham gia đầu tư phát triển du lịch gắn với đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch, tăng cường công tác bảo vệ cảnh quan môi trường…

Tải về: Cẩm nang du lịch Kiên Hải Kiên Giang

Xem thêm: Nghiên cứu phát triển tứ giác du lịch: Hà Tiên – Phú Quốc – Nam Du – Rạch Giá hình thành tuyến du lịch biển Tây

Hồ sơ cấp lại hộ chiếu do hộ chiếu cũ hết trang hoặc hết hạn tại Kiên Giang

- Khai 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (Mẫu X01).

- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị.

- 02 hình thẻ 4×6, nền trắng, đầu để trần, không đeo kính (Có thể chụp ảnh tại Phòng XNC)

- Hộ chiếu phổ thông còn giá trị. Trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất theo mẫu hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền

Hồ sơ cấp riêng hộ chiếu phổ thông cho trẻ em dưới 14 tuổi tại Kiên Giang

- Khai 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (Mẫu X01).

- 02 ảnh cỡ 4×6, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu.

- Bản sao Giấy khai sinh (khi đến nộp xuất trình bản chính để đối chiếu).

- Sổ tạm trú (nếu nộp hồ sơ tại nơi tạm trú).

Lệ phí cấp hộ chiếu tại Kiên Giang

- Cấp mới                            : 200.000VND

- Cấp lại do hết hạn              : 200.000VND

- Cấp lại do mất                    : 400.000VND

- Sửa đổi thông tin                : 50.000VND

- Nhận trực tiếp tại phòng quản lý xuất nhập cảnh hoặc gửi qua bưu điện theo địa chỉ bạn yêu cầu.

- Trên đây là những thông tin hữu ích nhất chúng tôi cung cấp để các bạn không phải mất công đi lại khi làm hồ sơ cấp hộ chiếu. Hồ sơ như trên là đã đầy đủ các bạn cứ yên tâm chuẩn bị và lên phòng quản lý xuất nhập cảnh làm bình thường.

Phòng xuất nhập cảnh Kiên Giang

- Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an Kiên Giang giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh cho công dân Việt Nam và công dân nước ngoài đang tạm trú hoặc làm việc tại Kiên Giang.

- Người dân có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại Kiên Giang làm thủ tục cấp hộ chiếu, gia hạn hộ chiếu và đổi hộ chiếu thực hiện tại phòng quản lý xuất nhập cảnh công an thành phố. Người nước ngoài làm các thủ tục xin cấp visa, gia hạn visa, thủ tục cấp thẻ tạm trú, đổi thẻ tạm trú.

Lưu ý: Đây không phải là Website của Phòng XNC làm hộ chiếu

Hồ sơ cấp chung hộ chiếu phổ thông cho công dân và trẻ em dưới 9 tuổi tại Kiên Giang

- Khai 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (Mẫu X01).

- 02 ảnh của trẻ em, cỡ 3×4, 02 ảnh của cha hoặc mẹ, cỡ 4×6, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu.

- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị (xuất trình khi nộp hồ sơ để cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu).

- Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất theo mẫu hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền.

- Bản sao Giấy khai sinh của trẻ em (khi đến nộp xuất trình bản chính để đối chiếu).

- Sổ tạm trú (nếu nộp hồ sơ tại nơi tạm trú).

- Trường hợp cấp chung 02 trẻ em vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ, sau khi nhập thông tin phải in 02 tờ khai (mỗi tờ tương ứng với thông tin của 01 trẻ em).

- Tờ khai và ảnh của trẻ em phải có xác nhận và giáp lai ảnh của Công an phường, xã, thị trấn nơi trẻ em thường trú hoặc tạm trú.

- Hộ chiếu của cha, mẹ cấp chung với con dưới 9 tuổi có thời hạn 05 năm.