Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (tiếng Lào: ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ) là một quốc gia có đất liền bao quanh tại vùng Đông Nam Á. Lào giáp giới nước Myanma và Trung Quốc phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, Campuchia ở phía nam, và Thái Lan ở phía tây. Lào còn được gọi là "đất nước Triệu Voi" hay Vạn Tượng; ngôn ngữ của nước này là tiếng Lào. Trước đây Lào còn có tên là Ai Lao (chữ Hán: 哀牢), Lão Qua. Lịch sử của Lào trước thế kỷ 14 gắn liền với sự thống trị của vương quốc Nam Chiếu (南詔). Vào thế kỷ 14, vua Phà Ngùm (Fa Ngum) lên ngôi đổi tên nước thành Lan Xang (Vạn Tượng). Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống các cuộc xâm lược của Việt Nam, Miến Điện và Xiêm.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (tiếng Lào: ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ) là một quốc gia có đất liền bao quanh tại vùng Đông Nam Á. Lào giáp giới nước Myanma và Trung Quốc phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, Campuchia ở phía nam, và Thái Lan ở phía tây. Lào còn được gọi là "đất nước Triệu Voi" hay Vạn Tượng; ngôn ngữ của nước này là tiếng Lào. Trước đây Lào còn có tên là Ai Lao (chữ Hán: 哀牢), Lão Qua. Lịch sử của Lào trước thế kỷ 14 gắn liền với sự thống trị của vương quốc Nam Chiếu (南詔). Vào thế kỷ 14, vua Phà Ngùm (Fa Ngum) lên ngôi đổi tên nước thành Lan Xang (Vạn Tượng). Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống các cuộc xâm lược của Việt Nam, Miến Điện và Xiêm.
Bộ VH-TT&DL vừa có kế hoạch tổ chức trưng bày “Không gian giới thiệu văn hóa, đất nước, con người Việt Nam” tại Lào. Hoạt động này nhằm chào mừng Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022; kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào (5/9/1962-5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị Việt Nam-Lào (18/7/1977-18/7/2022).
Theo đó, “Không gian giới thiệu văn hóa, đất nước, con người Việt Nam” diễn ra từ ngày 18 đến 21/7, tại Cung Văn hóa Quốc gia Lào (thủ đô Viêng Chăn, Lào), với tên gọi “Vẻ đẹp Việt Nam”, giới thiệu những hình ảnh về văn hóa, đất nước, con người, di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam; sự phát triển của đất nước, tiềm năng du lịch tới công chúng Lào, bạn bè quốc tế tại Lào, góp phần tích cực phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Cụ thể, không gian giới thiệu hơn 60 hình ảnh, tư liệu về các di sản văn hóa của Việt Nam đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc ghi danh; triển lãm áo dài truyền thống Việt Nam; hình ảnh, hiện vật văn hóa giới thiệu về Năm Du lịch Quốc gia 2022 tại Quảng Nam với chủ đề “Du lịch xanh”; thành tích của thể thao Việt Nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31.
Lễ khai mạc “Không gian giới thiệu văn hóa, đất nước, con người Việt Nam” tại Lào dự kiến diễn ra vào ngày 18/7 tới, với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao hai nước. Tại Lễ khai mạc, các nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam sẽ tổ chức biểu diễn một số tiết mục nhạc dân tộc.
(HBĐT) - Trong chuyến công tác cùng với Cục báo chí (Bộ TT&TT) tại Lào vào tháng 11 vừa qua, chúng tôi đã có dịp ghi lại một số hình ảnh về đất nước Lào ở 2 trung tâm du lịch lớn của đất nước Triệu Voi là thủ đô Viêng Chăn và cố đô Luông Pha băng. Bên cạnh các di tích văn hóa, lịch sử, nước bạn còn có các danh thắng, điểm du lịch sinh thái tạo được dấu ấn đặc biệt với du khách các nước khi đến nơi này…
Thạt Luổng ở thủ đô Viêng Chăn, tiếng Lào có nghĩa là "Tháp Lớn", được xây dựng vào năm 236 Phật lịch (tức năm 307 trước Công nguyên). Thế kỷ XVI, khi đất nước thống nhất, Đức vua của Vương quốc Lạn Xạng (Triệu Voi) là Xệt Thả Thi Lạt đã dời đô từ Luông Phabang về Viêng Chăn và đã cho tu bổ lại Thạt Luổng. Thạt Luổng là một công trình kiến trúc độc đáo và trở thành biểu tượng và niềm tự hào của đất nước Triệu Voi xinh đẹp, mến khách và là trung tâm để tổ chức những ngày hội lớn của đất nước Lào.
Patuxay, khải hoàn môn ở thủ đô Viêng-Chăn và cũng được coi là biểu tượng của thành phố này, biểu tượng chiến thắng của người Lào. Công trình được xây dựng để vinh danh những chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp và luôn là điểm đến của du khách.
Nước Lào có 1400 ngôi chùa và Chùa Xiêng Thong (nghĩa là chùa của thành phố vàng) là một trong những ngôi chùa cổ nhất và quan trọng ở cố đô Luông Pha băng, được xây dựng trong giai đoạn 1559-1560. Với ý nghĩa tâm linh và nét kiến trúc độc đáo, ngôi chùa là điểm đến của đông đảo du khách xa, gần.
Thác Kuang Si- Thác nước xanh như ngọc, cách trung tâm Luông Pha băng 30 km. Với vẻ hoang sơ và nét độc đáo, quần thể thác đã trở thành điểm đến hấp dẫn của hầu hết khách du lịch khi đến nơi đây.
Thác nước Tad Sae (Tat Sẻ) ở huyện Xiêng Ngân (tỉnh Luông Pha băng) cũng không kém phần thu hút. Tại điểm này còn có dịch vụ cưỡi voi, đu cáp treo, tắm thác và các món ăn dân tộc. Du khách các nước đến khá đông, nhất là mùa nước đầy...
Du khách tham gia các dịch vụ cưỡi voi ở thác nước Tát- sẻ, điểm du lịch giao nhau giữa rừng và sông.
(HBĐT) - Trong những ngày này, trên mọi nẻo đường, con phố của thành phố Hòa Bình - Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh được trang hoàng lộng lẫy, rực rỡ cờ hoa, băng rôn khẩu, thảm hoa, cây cảnh... chào mừng lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội Chiêng Mường lần thứ hai.
(HBĐT) - Thời gian từ nay cho đến ngày kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh và 25 năm tái lập tỉnh không còn nhiều. Hiện nay, tại các công trình trên địa bàn thành phố Hoà Bình, các nhà thầu, đơn vị chức năng được giao nhiệm vụ đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hạng mục công trình nhằm hoàn thiện nốt những công đoạn cuối. Đặc biệt, công tác chuẩn bị cảnh quan tại các trục đường chính, khu Quảng trường Hoà Bình, công viên Tuổi trẻ...đang được triển khai hết sức quyết liệt. Tất cả vì mục tiêu đảm bảo cho Lễ kỷ niệm niệm 130 năm thành lập tỉnh và 25 năm tái lập tỉnh Hoà Bình diễn ra thành công tốt đẹp